Hôm nay Trắc Địa TAP sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về hệ thống GIS và những công dụng mà hệ thống GIS đã mang lại xoay quanh cuộc sống của chúng ta hàng ngày.
GIS là gì?
GIS được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu trong tiếng anh (Geographic Information Systems) là hệ thống thông tin địa lý được dùng để thu thập, lưu trữ, quản lý và kiểm tra xem hiển thị các dữ liệu liên quan đến bề mặt trái đất.
GIS đang có nhiều loại thông tin khác nhau cần được so sánh và đối chiếu để xác nhận tính chính xác như:
Chỉ số dữ liệu về con người: Dân số tăng hay giảm, mức thu nhập, trình độ học vấn.
Chỉ số dữ liệu về cảnh quan: Vị trí của các dòng sông hay con suối và thảm thực vật.
Chỉ số dữ liệu về kinh tế: Địa điểm và vị trí của các nhà máy, nông trại.
Chỉ số dữ liệu về cơ sở hạ tầng: Đường xá, tòa nhà cao ốc.
Sự ra đời của GIS
GIS đã phát triển trong vòng 5 thập kỷ vừa qua bắt đầu từ một khái niệm sơ học thành một môn khoa học và từ một công cụ thô sơ không hữu ích cho lắm lại trở thành một nền tảng hiện đại, phát triển mạnh mẽ cho toàn cầu như hiện nay.
Thời kỳ sơ khai của GIS:
GIS bắt đầu được quản lý bằng máy tính:
Vào năm 1963, người đầu tiên trong việc phát triển GIS có tên Roger Tomlinson và được chính phủ Canada ủy quyền để tạo ra kho dữ liệu địa lý để có thể quản lý được bằng máy tính. Từ đó ông đã thiết kế cho máy tính để có thể lưu trữ và xử lý một lượng dữ liệu lớn về tài nguyên đất cho quốc gia của mình.
Bản đồ GIS lần đầu tiên được tạo ra:
Ông Howard Fisher đã tạo ra phần mềm lập bản đồ đầu tiên mang tên SYMAP vào năm 1964 nhưng mãi đến năm 1965 thì ông mới thành lập phòng nghiên cứu Harvard, nơi quy tụ các nhà địa lý, khoa học tài năng để đưa ra các khái niệm ban đầu về GIS và nhiều ứng dụng mới của nó.
GIS đi vào hoạt động:
Với sự phát triển mạnh mẽ và hữu ích đến đời sống, thì cuối cùng GIS cũng được sự công nhận của giới khoa học và các nhà quản lý trên toàn thế giới trong năm 1981.GIS cũng được cải tiến từng ngày để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu và phát triển nền kinh tế, quân sự trên toàn cầu.
GIS ngày nay:
GIS có đa dạng dữ liệu để có thể cung cấp tất cả cho mọi cá nhân hay tổ chức để tạo ra các bản đồ nhiều lớp phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề hiện nay.
Mỗi ngày trôi qua thì có hàng trăm nghìn tổ chức đang cùng nhau tạo ra hàng tỷ bản đồ khác nhau để phục vụ mục đích công việc của họ.
.jpg)
Các yếu tố để vận hành GIS
Để vận hành được hệ thống GIS thì phải có 5 yếu tố chính như:
Phần cứng - là những máy tính để cho phần mềm GIS có thể hoạt động trên đó. Còn các phần mềm GIS hoạt động được trên rất nhiều loại phần cứng khác nhau và từ máy chủ trung tâm đến máy tính key, sổ tay điện tử.
Phần mềm của GIS dùng để cung cấp các chức năng lưu trữ, phân tích thông tin như: xuất, nhập, quản lý dữ liệu,...
Phần dữ liệu là thành phần rất quan trọng của hệ thống GIS và các dữ liệu này có thể thu thập được bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
Dùng để thu thập tín hiệu vệ tinh bằng các máy thu GNSS khac nhau.
Thu thập tất cả dữ liệu trong quá trình quan trắc và khảo sát bằng công cụ như máy toàn đạc.
Dùng các thiết bị bay chụp và đánh dấu tọa độ địa hình bằng các máy bay khảo sát không người lái hiện đại.
Con người và phương pháp - Tất cả các công nghệ hiện nay đều cần phải có yếu tố vận hành và quản lý của con người để đưa ra phương pháp và kế hoạch và thực hiện.

Ứng dụng GIS Tại Việt Nam
Hệ thống GIS được sử dụng rất hữu ích tại Việt Nam và không thể bàn cãi được về đóng góp, phát triển trong nhiều công việc khác nhau.
Giúp tạo các mốc chủ quyền cho quốc gia tại các biên giới và hải đảo.
Tạo ra các bản đồ địa chính tại các đơn vị hành chính quốc gia chính xác.
Dùng để quy hoạch và quản lý hay sử dụng trong đất đai.
Theo dõi được sự vận hành của thiên nhiên, khí hậu.
Xây dựng các công trình, công nghiệp và dân dụng thuận tiện hơn.
Tuy nhiên về sự phát triển của hệ thống thông tin địa lý GIS tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hiện nay.
Về phần công nghệ chúng ta vẫn phải nhập khẩu các thiết bị máy khảo sát từ nước ngoài về với giá thành rất đắt đỏ.
Về phần nhân lực thì không có mấy kỹ sư giỏi để có thể nắm bắt được chính xác sử dụng thành thạo tất cả các công nghệ liên quan đến GIS và đặc biệt là các máy được ứng dụng nhiều như: Máy GPS 2 tần số, Máy toàn đạc và các thiết bị bay chụp..
Về phần đào tạo thì không có quá nhiều trường đại học đào tạo nhân sự GIS với quy mô lớn để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu thị trường hiện nay.
.jpg)
Cơ hội để tìm kiếm được việc làm trong ngành trắc địa tại Việt Nam với mức lương cao hơn so với các ngành khác không hề khó và hy vọng tất cả bạn đọc có thêm kiến thức và định hướng tốt nhất đến cho con em mình sau này.
Trắc Địa TAP sẽ luôn cập nhập những tin tức mới nhất, để mang lại kiến thức chính xác và đầy đủ nhất tới bạn đọc.