Hôm nay Trắc Địa TAP sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về GLONASSvà những công dụng của GLONASSđã mang lại xoay quanh cuộc sống của chúng ta hàng ngày.
GLONASS là gì?
GLONASS là một hệ thống định vị toàn cầu dựa trên các vệ tinh quay quanh trái đất trong không gian, chúng cung cấp cho chúng ta các dịch vụ như: định vị, dẫn đường, xác định thời gian một cách chính xác và đáng tin cậy, tất cả đều được sử dụng miễn phí cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Nói đến GPS là một hệ thống định vị đến từ Mỹ, thì GLONASS cũng là một hệ thống định vị nhưng được sản xuất bởi quân đội Nga, tất cả các công nghệ và chức năng hoạt động của chúng đều giống y hệt nhau.

Các phiên bản của GLONASS
GLONASS - được các quân đội Nga phóng vào năm 1982, với mục đích hoạt động để định vị dự báo thời tiết và đo vận tốc hay thời gian ở bất kỳ đâu trên thế giới được chính xác nhất.
GLONASS-M - được nâng cấp và ra mắt năm 2003 có thêm mã dân sự thứ hai và đây cũng là một dấu mốc quan trọng để các nhà khảo sát phát triển đầu thu tín hiệu vệ tinh phục vụ cho công việc đo vẽ bản đồ.
GLONASS-k - sau một thời gian dài thì quân đội Nga đã quay trở lại vào năm 2011 đã nâng cấp thêm 3 loại nữa là k1, k2 và k. Để tăng thêm tần số dân dụng thứ ba.
Ngay sau đó GLONASS-K2 được ra mắt vào năm 2015.
Quân đội Nga vẫn đang nghiên cứu và dự tính đến năm 2025 sẽ cho ra mắt GLONASS-KM với nhiều công nghệ phát triển hơn hẳn.
Hiệu suất làm việc của GLONASS
Để so sánh trong các hệ thống định vị vệ tinh GNSS, thì Glonass cũng có thể nói là không thua kém về bất cứ mặt công nghệ hay kỹ thuật nào cả và sau nhiều khó khăn vất vả thì mới được ra đời.
Giữa năm 2006 thì tín hiệu vệ tinh GLONASS mới cung cấp được hiệu suất chỉ đạt được khoảng 30 mét.
Đến đầu năm 2007 thì tổng thống Vladimir Putin đã có yêu cầu nhằm cung cấp toàn bộ hệ thống cho tất cả mọi người và phải đạt được độ hiệu suất cao cũng như độ chính xác tuyệt đối nhưng sau đó thì vẫn còn kém hơn hiệu suất của GPS một chút.
Đến cuối cùng thì sự cố gắng và nỗ lực sau bao năm nghiên cứu thì GLONASS đã đạt tới độ chính xác ngang bằng với hệ thống định vị GPS.
Thông tin xung quanh GLONASS
Từ năm 2011 - 2020, chính phủ Nga đã đầu tư với số tiền rất lớn vào nghiên cứu hệ thống định vị Glonass của mình và nâng mức chi phí tổng cộng 15 tỷ đô.
Hệ thống Glonass đang có 24 vệ tinh bay xung quanh bề mặt trái đất.
Chiều cao của quỹ đạo Glonass cũng được nâng cao lên 21150km.
Độ nghiêng hiện tại được so với bề mặt phẳng quỹ đạo chính xác là 64.8 độ.
Chu kỳ chính xác của một quỹ đạo trong vệ tinh là 11 giờ và 16 phút.

Dịch vụ chính của GLONASS
GLONASS được chia làm 2 dịch vụ chính là: SPS - PPS.
SPS là tên viết tắt của 3 chữ cái đầu (Standard Positioning Service) được xem là dịch vụ mở, dùng miễn phí cho toàn thế giới.
PPS là tên viết tắt của 3 chữ cái đầu (Precise Positioning Service) được xem giới hạn.
Từ hệ thống định vị GLONASS, mà bộ thu tín hiệu GNSS RTK có thể theo dõi được vệ tinh GLONASS và giúp cải thiện rất nhiều tới độ chính xác và tốc độ thu - phát trong quá trình đo đạc, trắc địa bản đồ.
Dưới đây là 5 dòng máy đang được sử dụng nhiều nhất:
Trắc Địa TAP sẽ luôn cập nhập những tin tức mới nhất, để mang lại kiến thức chính xác và đầy đủ nhất tới bạn đọc.
Xem thêm: